Đặc điểm của sóng Elliott

5/5 - (1 bình chọn)

1. Sóng trong sóng:

Như đã đề cập trong bài “Lý thuyết sóng Elliott”, các sóng Elliott là các fractals. Mỗi sóng được tạo bởi các sóng phụ. Ở đây trình bày một bức tranh khác về sóng Elliott.

Đặc điểm của sóng Elliott

Có thấy là sóng 1,3, và 5 được tạo bở mô hình 5 sóng xung lực trong khi sóng 2 và 4 được tạo bởi mô hình 3 sóng điều chỉnh ? Mỗi sóng đều bao gồm các mô hình sóng nhỏ hơn. Các mô hình này lập lại chính nó. Mãi mãi…Để dễ dàng nhận diện những sóng này, lý thuyết sóng Elliott đã phân ra một loạt các loại sóng theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất đó là:

  • Grand Supercycle
  • Supercycle
  • Cycle
  • Primary
  • Intermadiate
  • Minor
  • Minute
  • Minuette
  • Sub-Minuette

Một Grand Supercycle được tạo bởi các sóng Supercycle, sóng Supercycle tạo bởi các sóng Cycle, sóng Cycle được tạo bởi các sóng Pimary, sóng Primary được tạo bởi các sóng Intermediate , sóng Intermediate được tảo bởi các sóng Minor, sóng Minor được tạo bởi các sóng Minute, sóng Minute được tạo bởi các sóng Minuette, sóng Minuette thì tạo bởi các sóng Sub-Minuette.

Bây giờ hãy xem một hình sóng Elliott thực để rõ ràng hơn.

Đặc điểm của sóng Elliott

Có thể thấy các sóng trong không hoàn hảo ở trong thực tế và đôi khi thật khó để nhận biết được sóng.

2. Sóng đẩy mở rộng:

Một điều cần phải biết về lý thuyết sóng Elliott là một trong 3 sóng đẩy sẽ luôn luôn được mở rộng. Đơn giản là sẽ luôn có một sóng dài hơn hai sóng còn lại.

Theo Elliott, thường sóng thứ năm sẽ được mở rộng. Tuy nhiên, theo thời gian nó đã thay đổi và rất nhiều người bắt đầu cho là sống thứ 3 là một sóng mở rộng.

Dưới đây là các dạng sóng mở rộng:

Đặc điểm của sóng Elliott

3. “Sóng cụt” (Truncation):

Thường thường, sóng 5 phát triển trong điều kiện quá bán khi các nhà đầu tư đã nhận diện sóng Elliott một cách khá rõ ràng và họ biết rằng đây có thể là con sóng cuối cùng trong xu hướng tăng. Điều này đôi khi có thể làm cho chiều cao của sóng 5 thấp hơn sóng 3. Được gọi là “sóng cụt” (truncation)

Đặc điểm của sóng Elliott

4. “Tam giác chéo” (Diagonal Triangle):

Tam giác chéo là trường hợp đặc biệt mà sóng 4 có thể đi vào biên độ của sóng 1. Nói một cách khác là sóng 4 và sóng 1 chéo nhau – đây cũng là nguyên nhân xuất hiện tên gọi của nó là “tam giác chéo”

Quy tắc:

  • Mô hình Diagonal Triangle bao gồm 5 sóng.
  • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất so với các sóng khác.
  • Sóng 4 và Sóng 1 chéo nhau (vì thế nó có tên gọi là Tam giác chéo), tức là đáy Sóng 4 đi vào biên độ của Sóng 1.
  • Sóng 4 không vượt qua điểm khởi nguồn của Sóng 3.
  • Sóng 5 phải vượt qua điểm cuối của Sóng 3.
  • Tam giác chéo được phân chia thành 2 loại: Leading Diagonal Triangle và Ending Diagonal Triangle

4.1. Leading Diagonal Triangle:

Đặc điểm của sóng Elliott

Mô hình sóng Leading Diagonal Triangle thuộc dạng mô hình sóng chủ thường xảy ra ở đầu một cấp độ sóng như sóng 1 hay sóng A hay nói cách khác nó nằm trong sóng 1 hoặc sóng A. Không nên nhầm lẫn nó với các mô hình tam giác điều chỉnh. Điểm khác của mô hình này với mô hình Ending Diagonal Triangle là các sóng 1, 3 và 5 có cấu trúc sóng bên trong gồm 5 sóng chứ không phải 3 sóng như mô hình Ending Diagonal Triangle.

Cũng như mô hình sóng Ending Diagonal Triangle thì mô hình sóng Leading Diagonal Triangle là hiện tượng tương đối hiếm đối với các cấp độ sóng lớn mà thường xuất hiện ở các cấp độ sóng thấp hơn trên các đồ thị giá trong ngày (intraday). Thường thì theo sau mô hình Diagonal Triangle là sự thay đổi mạnh về xu hướng thị trường.

Vị trí xuất hiện: Mô hình Leading Diagonal Triangle xuất hiện ở các sóng 1 và A.

Cấu trúc sóng bên trong: Mô hình Leading Diagonal Triangle bao gồm 5 sóng có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 5-3-5-3-5.

4.2. Ending Diagonal Triangle:

Đặc điểm của sóng Elliott

Mô hình sóng Ending Diagonal Triangle thuộc dạng mô hình sóng chủ xảy ra ở các sóng cuối một cấp độ sóng như sóng 5 hay sóng C. Không nên nhầm lẫn nó với các mô hình tam giác điều chỉnh.

Mô hình sóng Ending Diagonal Triangle là hiện tượng tương đối hiếm đối với các cấp độ sóng lớn mà thường xuất hiện ở các cấp độ sóng thấp hơn trên các đồ thị giá trong ngày (intraday). Thường thì theo sau mô hình Diagonal Triangle là sự thay đổi mạnh về xu hướng thị trường.

Vị trí xuất hiện: Mô hình Ending Diagonal Triangle xuất hiện ở các sóng 5, C.

Cấu trúc sóng bên trong: Mô hình Ending Diagonal Triangle bao gồm 5 sóng và có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 3-3-3-3-3.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận