Lý thuyết “Bước đi ngẫu nhiên” – random walk

Rate this post
Lý thuyết “Bước đi ngẫu nhiên” - random walk

Năm 1973 khi Burton Malkiel viết cuốn “Bước đi ngẫu nhiên trên phố Wall” (A Random Walk Down Wall Street), thì lý thuyết bước đi ngẫu nhiên bắt đầu trở nên phổ biến. Quyển sách này có thể được xem như một trong những lý thuyết đầu tư kinh điển nhất trên thị trường chứng khoán. Trước đó, năm 1953, Maurice Kendall là người đầu tiên đưa lý thuyết này. Kenall cho rằng các thay đổi trong giá chứng khoán là tác động lẫn nhau và các khả năng thay đổi có thể xuất hiện với cùng một xác suất như nhau, thế nhưng qua thời gian, giá chứng khoán dường như luôn có xu hướng tăng.

1. Nội dung cốt lõi của thuyết bước đi ngẫu nhiên:

  • Thuyết bước đi ngẫu nhiên cho rằng sự dao động trong giá chứng khoán không thể tiên đoán được. Điều này có nghĩa là mọi phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản lẫn phân tích khác… chỉ làm lãng phí thời gian của chúng ta mà thôi.
  • Thuyết bước đi ngẫu nhiên dựa trên nền tảng thị trường hoàn hảo. Có nghĩa là mọi thông tin đều phản ánh trong sự chuyển động của thị trường
  • Tuy nhiên, bằng cách vận dụng thuyết bước đi ngẫu nhiên, xác suất và toán học các nhà đầu tư hoàn toàn có thể thắng được thị trường.

2. Quan điểm ủng hộ thuyết bước đi ngẫu nhiên:

2.1. Malkiel:

Trong quyển sách của mình, Malkiel cũng cho thấy cả phân tích kỹ thuật lẫn phân tích cơ bản chỉ làm lãng phí thời gian của chúng ta mà thôi. Malkiel tiếp tục cho biết chiến  lược mua và nắm giữ  trong dài hạn là tốt nhất. Sẽ là rất vô ích nếu các nhà đầu tư riềng lẻ nỗ lực để tiên đoán thị trường. Những nỗ lực dựa trên phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và những phân tích khác đều vô ích. Cùng với những thống kê của mình, ông đã chứng minh rằng hầu hết các quỹ hỗ tương đều thất bại trong việc nỗ lực đánh thắng mức trung bình chuẩn của thị trường như chỉ số S&P 500.

2.2. Edthorp:

Ed Thorp, nhà toán học người Mỹ của đại học MIT, tác giả của quyển Đánh bại nhà cái (Beat the Dealer). Ông cũng là người đồng sáng lập quỹ phòng hộ Princeton-Newport, một quỹ đầu tư làm ăn cực kỳ thành công với khoản lãi trung bình hằng năm 15.1% trong suốt 19 năm tồn tại.

Phương pháp của Thorp đơn giản chỉ là dùng toán học để tính toán xác suất sinh lời của từng cổ phiếu để từ đó có được quyết định đầu tư hợp lý. Đối với những cổ phiếu có xác suất sinh lời cao thì nhà đầu tư sẽ bỏ nhiều tiền hơn vào cổ phiếu đó, và đối với những cổ phiếu có khoản sinh lời thấp thì nhà đầu tư sẽ đầu tư ít tiền hơn.

2.3. Claude Shannon:

Lý thuyết “Bước đi ngẫu nhiên” - random walk

Một người bạn của Thorp, Claude Shannon, người từng được đánh giá là vĩ đại hơn cả Einstein cũng là người tin tưởng vào thuyết bước đi ngẫu nhiên. Tuy nhiên, khi tham gia vào đầu tư thị trường chứng khoán, ông này không chỉ quan tâm tới xác suất sinh lời của cổ phiếu mà còn quan tâm tới cách thức quản lý tiền bạc sao cho hiệu quả nhất.

Shannon từng có 1 ví dụ đơn giản như sau. Nếu bạn có 2$ và chia tiền của bạn ra làm 2 phần. Trong ngày đầu tiên bạn đầu tư 1$ và cất 1$ kia vào tài khoản cá nhân. Nếu thị trường sụt giảm và bạn lỗ 50% tức bạn chỉ còn 50 cent, hãy cân bằng tài khoản của mình. Chia tiền ra làm 2 một lần nữa (75 cent đầu tư và 75 cent trong tài khoản) và dùng 75 cent đầu tư bỏ vào thị trường CK. Nếu thị trường quay trở về mức cũ (tức bạn lời 100%) thì bạn thu về 150 cent. Cộng với 75 cent trong TK, bạn có 225 cent. Bạn lời 25 cent (12.5%).Thực tế, trong trung bình dài hạn các nhà kinh tế học đã rút ra kết luận là thị trường luôn đi lên. Do đó, sử dụng cách thức quản lý tiền bạc đơn giản của Shannon xem ra sẽ đem lại lợi nhuận còn lớn hơn khi so với trung bình gia tăng của chỉ số S&P 500.

2.4. Markowitz:

Một đại diện nữa của thuyết này chính là Markowitz, người từng đoạt giải Nobel kinh tế (1990). Dựa trên nền tảng xác suất, thống kê Markowitz chủ trương hướng tới xây dựng một danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên đa dạng hóa danh mục. Thông qua đường biên hiệu quả Markowitz, nhà đầu tư có thể lựa chọn cho mình một danh mục mà trong đó với cùng một tỷ suất sinh lợi thì rủi ro là tối thiểu (hoặc với cùng mức rủi ro thì tỷ suất sinh lợi là tối đa).

3. Quan điểm phản đối thuyết bước đi ngẫu nhiên:

3.1. Kenyes:

Nhà kinh tế học vĩ đại người Anh đã từng phản đối kịch liệt thuyết bước đi ngẫu nhiên và ông không bao giờ tin vào việc mua 1 cổ phiếu mà mình không hiểu rõ nó.

3.2. Warren Buffet:

Nhà đầu tư chứng khoán thành công bậc nhất trên thế giới cũng đã đưa ra quan điểm rằng phân tích cơ bản hoàn toàn có thể giành thắng lợi.

3.3. Cộng đồng các nhà phân tích kỹ thuật:

Nếu thị trường thực sự ngẫu nhiên, thì sẽ chẳng có dự báo kỹ thuật nào có hiệu lực. Ngoài việc chối bỏ tính đúng đắn của phương pháp phân tích kỹ thuật, thuyết bước đi ngẫu nhiên có vẻ gần với giả thuyết kỹ thuật cho rằng thị trường phản ánh mọi thứ.

4. Thuyết bước đi không ngẫu nhiên:

Có những nhà kinh tế học, giáo sư và nhà đầu tư khác tin rằng thị trường có thể được dự báo ở mức độ nào. Những ngươi này tin rằng giá có thể di chuyển trong các xu hướng (trend) và việc nghiên cứu giá cả trong quá khứ có thể được dùng để dự báo giá trong tương lai. Đã có một vài nghiên cứu kinh tế ủng hộ quan điểm này, và một cuốn sách được viết bởi hai giáo sư kinh tế học đã cố gắng để chứng minh giả thuyết bước đi ngẫu nhiên là sai.

Martin Weber, một nhà nghiên cứu hàng đầu về tài chính hành vi, đã thực hiện nhiều thử nghiệm và nghiên cứu về việc tìm kiếm các xu hướng trong thị trường chứng khoán. Trong một nghiên cứu quan trọng của mình, ông đã quan sát thị trường chứng khoán trong mười năm qua. Trong suốt khoảng thời gian đó, ông nhìn theo giá thị trường cho các xu hướng đáng chú ý và thấy rằng cổ phiếu có giá tăng cao trong năm năm đầu tiên có xu hướng trở thành dưới biểu diễn trong năm năm tiếp theo. Weber và những người tin vào thuyết bước đi không ngẫu nhiên dẫn chứng điều này như là một đóng góp quan trọng và chống lại giả thuyết bước đi ngẫu nhiên.

Một kiểm định khác mà Weber đã chạy cho kết quả mâu thuẫn với giả thuyết bước đi ngẫu nhiên, kiểm định đã tìm được những cổ phiếu có một điều chỉnh đi lên sinh lời cao hơn các cổ phiếu khác trong sáu tháng tiếp theo. Từ điều này, các nhà đầu tư có thể có lợi thế trong việc dự đoán những gì cổ phiếu gì nên thoát ra và những cổ phiếu nào có điều chỉnh tăng để giữ lại. Nghiên cứu Martin Weber làm giảm sức thuyết phục giả thuyết bước đi ngẫu nhiên, bởi vì theo Weber, có những xu hướng và thủ thuật để dự đoán thị trường chứng khoán.

Andrew W. Lo và Archie Craig Mackinlay, giáo sư tài chính tại MIT Sloan School of Management và Đại học Pennsylvania, cũng đã đưa ra bằng chứng rằng cho thấy giả thuyết bước đi ngẫu nhiên là sai. Cuốn sách “A Non-Random Walk Down Wall Street”, trình bày một số kiểm định và nghiên cứu ủng hộ quan điểm rằng có một xu hướng trong thị trường chứng khoán và thị trường chứng khoán là phần nào dự đoán được.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận