Th1 07 Thứ Tư, 7 Tháng Một, 2015

Mô hình – đầu và vai phức

Các mô hình đầu và vai phức?

Một biến thể của mô hình đầu và vai đôi khi cũng xảy ra và được gọi là mô hình đầu và vai phức. Đó là những mô hình có hai đầu hoặc hai vai trái hoặc hai vai phải. Tuy không phổ biến bằng mô hình đầu và vai cơ bản, nhưng chúng có ý nghĩa dự báo như nhau. Một gợi ý hữu ích liên quan đến vấn đề này là xu hướng đối xứng mạnh trong mô hình đầu và vai. Điều này có nghĩa là vai trái thường sẽ đi cùng với một vai phải. Và vai trái đôi sẽ gia tăng khả năng xuất hiện của vai phải đôi.

Các chiến thuật

Chiến thuật thị trường đóng vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động giao dịch. Không phải nhà giao dịch kỹ thuật thị trường nào cũng thích chờ đợi sự phá vỡ của đường viền cổ để khởi động vị thế mới. Như hình 5.3 cho thấy, những nhà giao dịch nôn nóng hơn tin rằng họ đã xác định chính xác một đáy đầu và vai và bắt đầu thăm dò vị thế mua trong thời gian vai phải hình thành. Hoặc có thể họ sẽ mua tại tín hiệu kỹ thuật đầu tiên khi sự suy giảm xuống vai phải đã kết thúc.

Một số người sẽ đo khoảng cách của đợt hồi phục từ điểm thấp nhất của đầu (điểm C đến D) và mua tại mức thoái lùi 50% đến 66% của đợt hồi phục đó. Những người kín tiếng sẽ vẽ một đường xu hướng giảm sát theo sự suy giảm từ Đ xuống E và mua tại điểm phá vỡ đi lên đầu tiên của đường xu hướng đó. Vì tính đối xứng của những mô hình này, một số người sẽ mua vào khi hình thành vai phải bởi nó đạt được mức tương tự như mức đáy của vai trái. Rất nhiều người mua tại thời điểm hình thành vai phải. Nếu việc thăm dò mua ban đầu chứng tỏ được khả năng sinh lợi, thì các vị thế bổ sung có thể được đưa vào tại thời điểm xảy ra sự phá vỡ thực sự của đường viền cổ hoặc biến động quay đầu chạm đường viền cổ sau cú phá vỡ.

Đầu và vai với tư cách là một mô hình củng cố ?

Trước khi chuyển sang mô hình giá khác, chúng ta cần lưu ý điểm cuối cùng về mô hình đầu và vai. Chúng ta đã bắt đầu cuộc thảo luận này bằng việc liệt kê những mô hình đảo chiều chính yếu phổ biến nhất và đáng tin cậy nhất. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng vì đôi khi sự hình thành này vận hành như một sự củng cố chứ không phải là mô hình đảo chiều. Khi điều này xảy ra, đó chỉ là trường hợp ngoại lệ chứ không phải quy luật. Chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề này nhiều hơn trong Chương 6, “Các mô hình tiếp diễn”.

Viết một bình luận