Th7 11 Thứ Năm, 11 Tháng Bảy, 2013

Vẽ kênh giá

Một khía cạnh khác của lý thuyết sóng chính là cách sử dụng kênh giá,  Elliott dùng kênh giá để đạt được mục tiêu giá và xác nhận việc đếm sóng. Một khi xu hướng tăng được hình thành thì kênh giá ban đầu sẽ được vẽ từ đường xu hướng tăng cơ bản nối các đáy của sóng 1 và 2. Một đường song song sẽ được vẽ từ đỉnh sóng 1 như trong hình 1. Như vậy, cả xu hướng tăng nằm trong phạm vi hai đường xu hướng đó.

Vẽ kênh giá
Hình 1: Kênh giá cũ và mới
(Frost và Prechter, trang 62, Bản quyền năm 1978 của Frost và Prechter)
Vẽ kênh giá
Hình 2: Kênh giá cuối cùng
(Frost và Prechter, trang 63, Bản quyền năm 1978 của Frost và Prechter)

Nếu sóng 3 bắt đầu tiến nhanh vượt qua đường xu hướng bên trên, ta cần vẽ lại các đường xu hướng nối đỉnh sóng 1 và đáy của sóng 2 như trong hình 1. Kênh giá cuối cùng được vẽ bên dưới hai sóng hiệu chỉnh 2 và 4 thường nằm bên trên đỉnh của sóng 3 như trong hình 2. Nếu sóng 3 vững chắc một cách bất thường hoặc được mở rộng thì đường xu hướng bên trên phải được vẽ từ đỉnh của sóng 1. Sóng thứ 5 có thể tiến gần đường biên trên của kênh xu hướng trước khi kết thúc. Nếu muốn vẽ các đường biên của kênh xu hướng đồ thị, ta nên sử dụng đồ thị bán lô-ga chung với đồ thị số học.

Tham khảo:

  1. John J.Murphy, “Technical Analysis of the Financial Markets”.

Viết một bình luận